Tư vấn bán hàng

Tư vấn bán hàng

0985 818 227
Hotline hỗ trợ

Hotline hỗ trợ

024 3951 8242

Danh sách sản phẩm

Chân dung ông trùm đồ cũ miền Bắc

Khu chợ đồ cũ của ông “Thưởng đồ cổ” rộng tới 20.000 m2, trong đó khu nhà xưởng trưng bày rộng 6.000 m2.

Ông Nguyễn Văn Thưởng, quê huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Khu chợ đồ cũ, đồ cổ của ông Nguyễn Văn Thưởng, Giám đốc Công ty Thương mại và Dịch vụ Thưởng Thưởng nằm trong chính khu chợ đầu mối phía Nam, thuộc thôn Cổ Điển, xã Hải Bối, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Với tổng diện tích lên đến 20.000 m2, khu nhà xưởng trưng bày đồ và khu sửa chữa cũng ngót nghét 6.000 mcùng hơn 10 xe tải chuyên chở. Hiện khu này có khoảng 100 nhân công làm việc và kế hoạch năm tới sẽ tăng lên 200 người, chia thành 6 tổ (nhôm kính, inox, điện tử, điện lạnh, bàn ghế và lái xe) cùng 3 bộ phận (kế toán, marketing, bán hàng online). Về số lượng và chủng loại hàng hóa thì nhiều tới mức khó có thể thống kê thành con số cụ thể.
Qua 3 năm hoạt động ở đây, chợ đồ cũ của ông Thưởng trở thành là trung tâm mua bán đồ cũ có một không hai ở miền Bắc.

Mặt trước xưởng trưng bày của chợ đồ cũ

Theo ông chủ người gốc Bắc Giang, ý tưởng thành lập khu chợ đặc biệt này ra đời vào khoảng 4 năm trước.
Vào khoảng đầu năm 2008, ông ra Hà Nội làm dịch vụ chuyển nhà và văn phòng trọn gói. Sau 3 tháng, xót xa cho giá trị của những đồ dùng tốt mà lại bị bỏ đi, trong khi hoàn toàn có thể tái sử dụng dành cho những người khác đang có nhu cầu, ông Thưởng quyết định mở thêm xưởng bán đồ thanh lý trên mảnh đất ven đô.
Ban đầu, ông thuê được mặt bằng khoảng 500 m2 ở trên đường cao tốc gần chân cầu Thăng Long. Sẵn nguồn hàng, ông Thưởng tận dụng việc dọn đồ và vận chuyển cho khách, đổi bằng công hoặc mua lại với giá thấp những đồ đạc được gia chủ thanh lý, rồi về cất và sửa chữa lại ở kho. Nhu cầu lớn dần, đòi hỏi ông phải tìm mặt bằng rộng hơn, vừa làm nơi chứa đồ, vừa làm nơi trưng bày và bán sản phẩm.
Cùng lúc đó, chợ đầu mối phía Bắc được UBND TP Hà Nội và huyện Đông Anh khai trương từ năm 2003, nhưng có nguy cơ trở thành bãi đất bỏ hoang vì không thu hút được tiểu thương vào buôn bán ở chợ. Với hơn 30.000 m2 tọa lạc ở vị trí đắc địa, vốn đầu tư lên đến 13 tỷ đồng, phần lớn diện tích sử dụng bị bỏ hoang, chợ chỉ hoạt động cầm chừng vài tiếng đồng hồ từ 4-6h sáng, chủ yếu là kinh doanh giết mổ gia cầm, buôn bán gia súc, mặt hàng thủy sản đông lạnh…
Ông Thưởng đã chủ động thuê lại các ki-ốt từ những tiểu thương đã trúng thầu nhưng không còn muốn kinh doanh, cải tạo làm nhà xưởng lưu kho và bán sản phẩm đồ cũ, đồ thanh lý, với tổng diện tích hơn 20.000 m2. Từ đó, chợ đồ cũ, đồ cổ ra đời.

Gian hàng bếp và đồ gỗ trong chợ đồ cũ

Lập nghiệp đủ nghề
Hơn 20 năm kinh doanh ở Bắc Giang, ông Thưởng là người nhanh nhạy và va vấp nhiều ngành nghề trên thương trường. Riêng với đồ cũ, đồ thanh lý, thì dường như trở thành tiền duyên. Ông từng dựng nguyên một cây xăng hoàn toàn là sắt thép ngoại thanh lý nhưng chất lượng còn rất tốt mà theo ông, thép mới sản xuất trong nước còn khó bì kịp.
Đầu những năm 90 thế kỷ trước, tự ông mở một xưởng sản xuất bia cũng bằng phế phẩm như thế. Vậy mà kinh doanh suốt 20 chục năm cho đến ngày đóng cửa, xưởng vẫn hoạt động trơn tru.
Khi việc kinh doanh ở xưởng bia manh nha lung lay đổ vỡ, ông Thưởng giao lại xưởng cho vợ quản lý, tìm cách ra Hà Nội chọn hướng làm ăn khác. Cứ thế dòng xoáy thị trường đưa đẩy ông đến với công việc kinh doanh hiện tại: Buôn bán đồ cũ, đồ thanh lý, đồ cổ, sau đó là mua bán nợ và thanh lý nhà xưởng, công ty.
Ban đầu, nguồn hàng không khó tìm nhưng để tìm được mặt bằng tốt và quảng bá cho mọi người biết đến thực sự là bài toán hóc búa. Theo ông Thưởng, thay đổi tư duy dùng đồ cũ của người Việt là nan giải nhất. Người Việt thường có tâm lý e ngại sử dụng những đồ đạc cũ, thậm chí là sĩ diện khi sợ người khác biết mình mua những món đồ đã qua sử dụng. Việc mua bán đồ cũ, đồ thanh lý được mặc định dành cho những người khó khăn về kinh tế và keo kiệt với túi tiền của mình.

Xe tải chuyên chở luôn sẵn sàng nhận hàng

Ông Thưởng dành nhiều tâm sức để quảng bá hình ảnh của khu chợ, bằng cách lập công ty, quảng bá trên website, diễn đàn chợ đồ cổ, chợ đồ xưa… Công ty cũng có riêng một bộ phận marketing và bán hàng online khá năng động và hiệu quả.
Chia sẻ về hướng kinh doanh tương lai, ông Thưởng cho biết, chợ sẽ phân khu chuyên môn hóa nhà xưởng để tách bạch rõ ràng hai khu kho bãi sửa chữa gia công và khu bày bán sản phẩm và chuyên nghiệp hóa nhân sự nòng cốt. Ông chủ chợ cũng lên kế hoạch để ra mắt một khu chợ văn hóa cuối tuần với ý nghĩa là một nơi giao lưu, trao đổi hoặc buôn bán những món đồ quý giá và độc đáo dành cho những người sưu tầm và yêu thích đồ cổ cũng như mọi người đến chiêm ngưỡng.
Theo CafeF/TTVN

Xem thêm: Địa chỉ thanh lý đồ cũ Bắc Giang uy tín

[TheChamp-Sharing]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *